Quỳnh Anh ơi! Anh yêu em...

Beaty is pain, beaty is everything. What is little bit longer...

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

7/9/17

Hình tượng con sông Đà trong tùy bút "Người lái đò sông Đà" - Nguyễn Tuân ( Phần 2 )

2. Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà
      Con Sông Đà không chỉ mang vẻ đẹp hung bạo dữ dằn kẻ thù số một của con người mà con sông ấy còn hiện lên với một bức chân dung hoàn toàn đối lập , một nét vẽ tương phản cùng tồn tại trong một chỉnh thể, chính vì vậy mà nét đẹp của nó càng trở nên độc đáo ấn tượng, hấp dẫn. Vẻ đẹp trữ tình của con Sông Đà hiện lên dưới nhiều khía cạnh được Nguyễn Tuân cảm nhận theo những góc nhìn khác nhau.

a. Con Sông Đà từ trên cao nhìn xuống với hình dáng thướt tha và màu sắc biến đổi vô cùng phong phú.

  • Từ trên tàu bay mà nhìn xuống,  trông con Sông Đà như "cái dây thừng ngoằn ngoèo... tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân". Điệp từ tuôn dài cùng với Nhịp thơ nhẹ nhàng như du như ngân tạo nên về được Lững lờ thướt tha ,đầy chất thơ cho con Sông Đà. Phép so sánh con sông như một áng tóc trữ tình là một nét nghệ thuật độc đáo mới mẻ. Chính lối so sánh giàu chất thơ, chất hoạ này vừa giúp phô ra vẻ đẹp dịu dàng đằm thắmkiều diễm kiêu sa vừa bộc lộ được chất phong tình hào hoa của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân. Qua phép so sánh, sống Đà mang dáng vẻ của 1 người thiếu nữ đầy xuân sắc đang buông hờ mái tóc làm duyên giữa cánh rừng hoa bồng bềnh màu khói. Bao nhiêu vả đẹp quyến rũ, thơ mộng của đất trời bỗng ùa về thức dậy trong những câu văn của Nguyễn Tuân.
  • Đà Giang hiện lên với đủ màu sắc biến hoá theo từng mùa. Mùa xuân sông xanh ngọc bích mùa thu nước sông lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa. Tác giả còn so sánh màu xanh ngọc bích của Sông Đàvới màu xanh canh hiện của sông Gâm sông lô. Đồng thời, nhà văn còn đặt sông Đà trong dòng chảy lịch sử,  ông bày tỏ sự bất bình trước cách gọi tên đầy lếu láo của bọn thực dân gọi Sông Đà là sông đen. 
  • Đoạn văn không chỉ thể hiện những cảm nhận tinh tế của 1 ngòi bút tài hoa mà còn bộc lộ được 1 cái tôi đầy uyên bác của nhà văn. 
b. Con sông Đà dưới cái nhìn của 1 người rừng lâu ngày trở nên đầy mới mẻ và gợi cảm.

  • Với Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên như 1 "cố nhân". 2 chữ "cố nhân" vang lên cùng biết bao tình cảm trìu mến, niềm xúc động của tác giả khi gặp lại sông Đà đã cho thấy mối quan hệ gắn bó vô cùng sâu nặng, tâm tình, tri kỉ. 
  • Khoảnh khắc mà tác giả phát hiện vẻ đẹp cổ kính của dòng sông, mặt sông loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt, sáng loé lên 1 màu nắng tháng 3 Đường thi "Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu" ( Lý Bạch ). Dòng sông như đang chảy về từ quá khứ xa xưa mang vẻ đẹp cổ kính như những câu thơ của tiền nhân. Bờ bãi sông Đà ngập tràn chuồn chuồn, bươm bướm, dệt nên 1 bức tranh rực rỡ sắc màu, tô điểm thêm cho vẻ đẹp dòng sông. 
  • Bên cạnh việc miêu tả dòng sông, nhà văn còn trực tiếp giãi bày, bộc lộ niềm xúc động và hạnh phúc của mình khi gặp lại cố nhân. Những câu văn đầy tính nhạc và cảm xúc: "Chao ôi,  trông dòng sông vui như thấy nắng giòn tan sau khi kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng". Thán từ "chao ôi" mở đầu câu thơ thể hiện bao niềm xúc đông ngỡ ngàng, trầm trồ,đầy hân hoan mà " đằm đằm ấm ấm " của tác giả khi gặp lại người " cố nhân " ấy. Cách dùng từ và diễn đạt mới mẻ, đầy ấn tượng " đằm đằm ấm ấm"
c. Nguyễn tuân với góc nhìn của người ngồi trên thuyền thả trôi trên sông đã cảm nhận được đầy đủ vẻ đẹp thơ mộng hoang sơ, tĩnh lặng nhưng đầy sức sống của đà Giang.

    • Câu văn " Thuyền tôi trôi trên sông Đà" là 1 câu toàn thanh bằng gợi âm điệu nhẹ nhàng dịp trôi êm ả, khoan thai của con thuyền đồng thời gợi hình ảnh con người thoải mái khoan khoái, tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.
  • Vẻ đẹp tĩnh lặng 
  • Điệp từ lặng từ được lập lại hai lần diễn tả sự tĩnh lặng gần như tuyệt đối thậm chí là Tịnh không một bóng người. Sự tĩnh lặng dường như đưa ta trở về quá khứ đến đời lý đời trên đời lê, Đó là một vẻ đẹp cổ kính hoang sơ như một bờ tiền sử và hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Đặc biệt tác giả còn sử dụng nghệ thuật lấy động tả tính, từ những âm thanh trong tâm tưởng như tiếng còi súp lê của một chuyến xe lửa cho đến âm thanh của hiện tại tiền cả đất nước sông, tất cả đều có phần gợi ra một không gian được bao phủ bởi một sự tĩnh lặng đến tuyệt đối. 
  • Vẻ đẹp thơ mộng, hoang sơ đầy sức sống.
   •  Vẻ hoang dại, mộng mơ được thể hiện đầy ấn tượng qua hình ảnh "hoang dại như 1 bờ tiền sử", "hồn nhiên như 1 nỗi niềm cổ tích tuổi xưa", thường người ta so sánh cái trìu tượng với cái cụ thể, cái lạ với cái quen vậy mà ở đây, Nguyễn Tuân đã làm ngược lại. Qua cách so sánh này, tác giả vừa vẽ nên bức tranh sông Đà hoang sơ, thơ mộng vừa thể hiện được tình cảm vô cùng trìu mến và thân thương mà ông dành cho cô gái sông Đà. 
  • hình ảnh con yêu thơ ngộ lần đầu Nhung khỏi ai có xương đã tô thêm nét thơ mộng cho cảnh dòng sông
  • Vẻ đẹp đầy sức sống
  • Hình ảnh những nương ngô nhú lên mấy là ngô non đầu mùa rồi là cỏ gianh ra những nõn búp, " Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi" gửi hình ảnh một con Sông Đà thoát ra khỏi cuộc sống nhiều bề lắng động bâng khuâng cùng với đó tiếng còi trong tâm tưởng của tác giả diễn tả khát khao của con người hứa hẹn về một tương lai giàu tiềm năng du lịch của Tây Bắc
  1. KB
 Nguyễn tuân đã miêu tả con Sông Đà vô cùng ấn tượng với những đặc điểm và tính chất đối nghịch vừa hùng vĩ hung bạo lại kết hợp với nét thơ mộng trữ tình. Về đẹp ấy được khắc họa qua các hình thức nghệ thuật tiêu biểu như thủ pháp tương phản các biện pháp tu từ quen thuộc đặc biệt hình tượng con Sông Đà à được cảm nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau mang đến một Về đẹp cụ thể đa chiều  Cho dòng sông . Qua hình tượng con Sông Đà, tác giả đã gửi gắm tình yêu sự gắn bó sâu sắc với quê hương xứ sở và niềm tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên Đất nước. 

Hình tượng con sông Đà trong tùy bút "Người lái đò sông Đà" - Nguyễn Tuân

1. Vẻ hung bạo của con Sông Đà trong bút ký người lái đò sông đà Nguyễn tuân

a. Mở bài

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hóa những con tàu

Tây Bắc đã trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật muôn đời. Đặc biệt trong những năm miền Bắc đang tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Nhiều nhà thơ nhà văn đã đến với nơi đây Để tìm cho mình Những nguồn cảm hứng mới trong đó có Nguyễn tuân. Ông đã thăng hoa trên chính mảnh đất này với tập " Tùy bút Sông Đà" với linh hồn là bút chì người lái đò Sông Đà. Bài văn Được dệt nên bằng thứ ngôn ngữ điêu luyện, Những đoạn tả đèo cao vực sâu, thác nước dữ dội hòa quyện kết hợp cùng về đẹp thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng trữ tình. Và lấp lánh giữa bao vẻ đẹp đó chính là hình ảnh con Sông Đà mang nét hung bạo , dữ dội mà hùng vĩ, đầy cá tính.

b. Thân bài

a. Vẻ đẹp trước tiên được thể hiện ở dòng chảy của con Sông Đà

Như lời đề từ ngay phần mở đầu bài văn " Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc Bắc lưu" . Mọi con sông đều chảy về hướng Đông, chỉ riêng con sông Đà là theo hướng Bắc mà chảy. Chính đặc điểm thú vị này đã tại nên nét cá tính rất riêng, rất ngang ngược và đầy độc đáo cho Đà giang.

b. Vẻ hùng vĩ, dữ dội của dòng sông Đà còn biểu hiện ở những vách đá đầy hiểm trở và đáng sợ đối với con người

Tác giả miêu tả cụ thể, sống động với nhiều chi tiết đặc sắc những vách đá hẹp và cao chót vót " dựng vách thành, chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời" gợi cảm giác âm u, lạnh lẽo đến mức " đang mùa hè mà cũng thấy lạnh" .
Qua cách miêu tả của tác giả người đọc Được truyền một cảm giác chân thực Đến mức như đang đứng ở ngay trước mặt con Sông Đà ấy , Dường như chính họ cũng cảm thấy sờn sợn và sợ hãi khi phải qua quãng ấy : " vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu" rồi " cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào.. vừa tắt phụt đèn điện".
Bằng nghệ thuật miêu tả cùng các biện pháp tu từ như nhân hóa , so sánh liên tưởng tưởng tượng , Nguyễn tuân Đã khiến người đọc cảm nhận rõ hơn bao giờ hết sự nguy hiểm của vách đá Sông Đà

c. Con Sông Đà với vẻ đẹp hùng vĩ được gợi lên qua những nét miêu tả ở quãng mặt ghềnh Hát Lóong.


" dài hàng cây số nước xô đá đá xô sóng , sóng xô gió , cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm" , Câu văn dài , nhiều về các vế móc xích nối lên nhau Đặc biệt Nhịp thơ nhanh mạnh kết hợp với các từ động từ mạnh , Từ láy, Nghệ thuật điệp " xô " , " cuồn cuộn ", " gùn ghè" đã đặc tả bức tranh sông nước quả thật vô cùng chân thực gợi lên một cuộc truy đuổi dữ dội , quyết liệt của sóng nước Sông Đà hòng cướp đi sinh mạng của bao con người Sông Đà đã phát huy hết sức mạnh của mình nhằm tấn công con người.

d. Đặc biệt nét hung bạo dữ dội của con Sông Đà được thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết ở hình ảnh những cái hút nước xoáy tít cả đáy


với biện pháp so sánh kết hợp với trí tưởng tượng phong phú của mình , Nguyễn Tuân Đã có những phát hiện vô cùng thú vị khi miêu tả những cái hút nước ở quãng Tà Mường Vát.
Đó là " Những cái hút nước giống như cái giếng bê tông", Âm thanh của nước thì được nhân hoá Lên thành " thở và kêu như cửa cống cái bị sặc". Đặc biệt cách dùng từ độc đáo " xoáy tít đáy" đã gợi tả một cách cụ thể , ấn tượng những hút nước sâu và nguy hiểm, mặt sông có những vòng xoáy nhanh và mạnh. Cái cảm giác đầy gay cấn, hồi hộp khi chèo qua quãng sông ấy " y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh" xuất phát từ những liên tưởng thật độc đáo và thú vị. Tác giả đặt mình vào vị trí của con người trên thuyền khi đi qua quãng ấy , sự nguy hiểm còn được Minh họa bằng những dẫn chứng rất sinh động có những thuyền đã bị cái hút đổ xuống thuyền chồng ngay cây chuối ngược ... tan xác ở khuỷnh sông dưới.
Để có được những góc nhìn Đầy đủ và đa chiều, tác giả đã mượn góc nhìn điện ảnh để chuyển lại cho người đọc những cảm nhận Vô cùng chân thực về con Sông Đà, nguyễn tuân hình dung về một anh quay phim nào dám ngồi vào một thuyền " rồi cho cả thuyền cả mình cầm máy quay xuống đây cái hồ Sông Đà " rồi nhìn ngược lên" làm cho hình ảnh về những cái hút hiện lên rõ nét như miệng con thuỷ quái khổng lồ cố nuốt chửng bất cứ thứ gì đi qua đó. Hình ảnh những cái hút nước được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ từ hình dáng, màu sắc, âm thanh, sự vận động dữ dội. Bằng vốn sống phong phú và trí tưởng tượng sáng tạo, Nguyễn Tuân đã tô đậm mức độ khủng khiếp của những cái hút qua hàng loạt các hình ảnh so sánh, liên tưởng độc đáo vừa giúp người đọc hình dung về những cái hút như những hung thần tàn bạo vừa khiến họ cảm thấy ghê sợ, khó bứt thoát khỏi những ghê người mà ma lực ngôn từ Nguyễn Tuân đã truyền đến cho họ .

e. nét hoang sơ của con sông Đà đã được Nguyễn Tuân khắc hoạ qua những nét đặc tả về thác đá

Âm thanh thác nước được cảm nhận từ xa tới gần với thủ pháp nhân hoá " oán trách" , " van xin", " khiêu khích", " giọng găng mà chế nhạo" kết hợp với phép so sánh " rống lên như tiếng 1 ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa... gầm thét với đàn trâu da cháy bùm bùm" . Dòng thác dường như đã mở hết âm lượng, tiếng thét của thiên nhiên bừng bừng, phấn khích, mạnh mẽ và man dại. Từ những âm thanh đó, tác giả giúp người đọc cảm nhận được tính cách hung dữ y như 1 con thuỷ quái khổng lồ với những âm thanh cuồng loạn, khiêu khích.
Đặc biệt tác giả sử dụng phép so sánh với những hình ảnh ở thế hoàn toàn đối lập . Lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông, lấy trâu mộng để tả thác nước như réo, oán trách, van xin... Cách miêu tả của tác giả rất độc đáo nhờ thủ pháp so sánh kết hợp với lối viết riêng đã gơij ra nhiều trường liên tưởng, tưởng tượng phong phú. Nhờ đó, ta thấy được, Nguyễn Tuân quả là 1 nhà văn có tầm.
Qua thủ pháp nhân hoá, Nguyễn Tuân đã thổi hồn cho đá, biến chúng thành những gương mặt với hành động rất "tướng" với chân dung, diện mạo " ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó" , hình dáng, phong thái thì " bệ vệ oai phong lẫm liệt" rồi còn " hất hàm", " thách thức", mỗi lần xuất hiện bóng dáng cái thuyền nào là chúng bèn " nhổm cả dậy", " vồ", " chặn ngang", "đánh tan"," tiêu diệt" cho bằng được cái thuyền. Thủ pháp nhân hóa đã phát huy tính độ tác dụng để làm nổi bật tính cách đầy hung bạo độc ác yêu chiến. Hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn với nhiệm vụ tiêu diệt con người. Những hòn đảo ấy trong cảm nhận của Nguyễn tuân là những tên chiến binh với nhiệm vụ khác nhau nhằm giúp con chuyển vào để tiêu diệt. Chỉ vài dòng đặc tả thôi cũng đủ khiến nơi đây trở thành nỗi sợ khủng khiếp đối với những kẻ yếu bóng vía.
Đá kết hợp với nước bày binh bố trận thành 3 tuyến tấn công: hàng tiền vệ, tuyến giữa, boong-ke chìm và pháo đài nổi. Sóng nước hò la thanh viện Để uy hiếp tinh thần con người. Sông Đà đã huy động sức mạnh tổng lực của mình " ùa vào mà bẻ gãy cán chèo", " Sông nước như thể quân liều mạng", đá trái, thúc gối vào bụng và hông thuyền", " Đội cả thuyền lên bám lấy thuyền như đồ vật túm thắt lưng ông đò".

f. Qua những dòng văn miêu tả về trận thạch thuỷ sông Đà, Nguyễn Tuân lại một lần nữa làm người đọc rùng mình trước tâm địa hiểm độc, đáng sợ của con sông Đà.


Binh pháp thần sông thần đá đầy bí hiểm , thạch trận được bố trí thành ba trùng vi. Ở các trùng vi nhiều cửa tử mà chỉ có một cửa sinh và đặc biệt vị trí cửa sinh thường xuyên thay đổi.
- Ở trùng vi thạch trận vòng thứ 1, cửa sinh nằm lập lờ bên phía tả ngạn.
- Đến trùng vi thứ 2,cửa sinh lại biến hoá qua phía bờ hữu ngạn.
- Đến vòng cuối cùng, cửa sinh nằm ngay giữa 2 hòn đá hậu vệ.
Đọc đến đây, ta nghĩ ngay đến trận đồ bát quái của Khổng Minh khi xưa chỉ có điều trận địa nay đã chuyển xuống mặt nước Sông Đà.
Nguyễn Tuân sử dụng hoàng loạt thuật ngữ quân sự như binh pháp, pháo đài, cửa sinh cửa tử, đánh khuýp quật vu hồi, mai phục, trùng vi thạch trận, hậu vệ, boong-ke chìm, pháo đài nổi.... tạo không khí căng thẳng , kịch tính như 1 trận chiến thực sự giữa con người và thiên nhiên đã diễn ra hàng bao thế kỉ.
2. Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà  >> Xem tiếp

21/8/17

Vẻ đẹp hiện đại và truyền thống trong bài "Sóng"_ Xuân Quỳnh

          Pascal đã từng nói "Trái tim có những quy luật riêng mà lý trí không thể hiểu nổi".  Nhưng cũng chính bởi cái bí ẩn đây huyền diệu của tình yêu đã khiến nó luôn luôn hấp dẫn và trở thành nguồn thi cảm vô tận cho bao thi nhân xưa và nay...

20/8/17

Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ "Sóng"_ Xuân Quỳnh

        Nếu như Xuân Diệu từng làm mưa làm gió khiến người đọc nhớ mãi khi đặt tất cả dấu ấn tình yêu mãnh liệt của mình với "Biển" thì Xuân Quỳnh - một nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện tinh tế những tình cảm của người con gái đáng yêu qua hình ảnh "sóng". Thơ Xuân Quỳnh là  tiếng lòng của một người phụ nữ giàu tình cảm yêu thương vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm...
1. MỞ BÀI
           Từ trước đến nay tình yêu luôn là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người Xuân Diệu đã từng trăn trở:

                     Làm sao sống được mà không yêu 
                     không nhớ không thương một kẻ nào 
                                                 - Bài thơ tuổi nhỏ -

Đó cũng là lý do tình yêu được đưa rất nhiều vào trong thơ ca và nghệ thuật trở thành nguồn thi cảm bất tận cho nhiều thi nhân trong đó phải kể đến hai cây bút thơ tình suất sắc của nền văn học Việt Nam, đó là Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Nếu như Xuân Diệu từng làm mưa làm gió khiến người đọc nhớ mãi khi đặt tất cả dấu ấn tình yêu mãnh liệt của mình với "Biển" thì Xuân Quỳnh - một nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện tinh tế những tình cảm của người con gái đáng yêu qua hình ảnh "sóng". Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một người phụ nữ giàu tình cảm yêu thương vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm. Một trong số những tác phẩm suất sắc nhất của Xuân Quỳnh phải kể đến tập "Hoa dọc chiến hào" với linh hồn là bài thơ "Sóng" được viết nhân một chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền năm 1967.
  1. THÂN BÀI
a. Giới thiệu tác giả tác phẩm.
b. Phân tích.
Ý 1 : Hình tượng "sóng" trước tiên hiện ra với những cung bậc trạng thái đối cực nhưng lại thống nhất, tương đồng với tâm trạng của người con gái khi yêu. 
Xuân Quỳnh viết về tình yêu bằng tất cả niềm xúc động đến đắm say của một tâm hồn phụ nữ đa cảm. 
  • Thủ pháp đối lập tương phản kết hợp với các cặp từ trái nghĩa dữ dội - dịu êm, ồn ào -  lặng lẽ ddây là những trạng thái trái ngược biểu hiện thường thấy của những con sóng ngoài biển khơi : lúc biển động phong ba, sóng dữ dội ồn ào; khi trời yên biển lặng, sóng dịu êm, lặng lẽ gợi liên tưởng đến những cảm xúc phức tạp, phong phú của người con gái đang yêu : lúc giận dữ hờn ghen khi dịu hiền sâu lắng.
  • các cặp từ ấy được nối kết bởi liên từ "và" thể hiện sự đối nghịch mà thống nhất của những cảm xúc song hành đi liền nhau. Xong tất cả đều thống nhất ở cái biểu hiện của một trái tim yêu thương chân thành, mãnh liệt.
Ý 2 : Hình tượng sóng - Ẩn dụ biểu hiện cho khát vọng về tình yêu  đầy mãnh liệt sôi nổi mà vô cùng nồng nàn táo bạo và khát khao tự nhận thức của người con gái.
                              Sông không hiểu nổi mình
                              Sóng tìm ra tận bể.
  • Sông trong tương quan với biển cả là không gian nhỏ bé, chật hẹp . Nó tượng trưng cho một tình yêu tầm thường, tù túng. Hành trình của những con sóng vươn mình ra biển lớn - không gian bao la vô tận hay cũng chính là khát khao của người phụ nữ hướng đến một tình yêu tuyệt đích, vô biên, ẩn chứa ở đây một quan điểm tiến bộ sâu sắc về tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh. Người con gái quyết không chấp nhận không gian tù túng hay cũng chính là một tình yêu vị kỉ, thiếu sự bao dung
  • Cũng từ "tìm ra tận bể" đã thể hiện được khát vọng cháy bỏng quyết tâm sắt đá, một sự ráo riết đến tận cùng của người phụ nữ trong hành trình kiếm tìm hạnh phúc và nhu cầu nhận thức về mình. Người phụ nữ không còn cam chịu mà đã chủ động tạo bạo, bứt hẳn ra khỏi những quan niệm phong kiến đã hàng trăm năm nay bó buộc người con gái. Thúy Kiều khi xưa dám giãi bày tình cảm của mình đối với Kim Trọng khi "xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" cho thấy quan niệm của cụ Nguyễn du về tình yêu nam nữ lúc bấy giờ đã được coi là vô cùng tiến bộ, dân chủ, sánh ngang với những mối tình hiện đại. 
Ý 3: Xuân Quỳnh dùng quy luật tự nhiên của những con sóng để nói về quy luật của lòng người đó là khát vọng tình yêu là mãi mãi ,vĩnh hằng cùng con người.
                                  Ôi con sóng ngày xưa 
                                  Và ngày sau vẫn thế
                                  Nỗi khát vọng tình yêu
                                  Bồi hồi trong ngực trẻ.
  • Trạng từ chỉ thời gian "ngày xưa" - "ngày sau" nối quá khứ và tương lai vừa gợi liên tưởng đến hình ảnh con sóng muôn đời  mải miết tìm về với bờ cát, vỗ rì rào, nồng nàn giữa lòng đại dương vừa gợi nhắc vì trái tim của con người trẻ tuổi nhiệt thành, sôi nổi da diết luôn mang khát vọng tình yêu trường tồn cùng năm tháng.
  • kết hợp với phó từ "vẫn" gợi sự tiếp nối bất biến của những con sóng tình yêu vượt lên mọi thử thách thời gian không gian 
-> Xuân Quỳnh là thế, luôn luôn yêu hết mình trong cái khát vọng về một hạnh phúc bình dị, đời thường như lời của chị trong bài thơ Tự Hát :
                            Em trở về đúng nghĩa trái tim em  
                            Của máu thịt đời thường ai chẳng có 
                            Vẫn thường gặp khi đời không còn nữa 
                            Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.
  • Từ láy "bồi hồi" được đào lên đầu câu kết hợp với từ "ngực trẻ" gợi người đọc liên tưởng đến những con người đang yêu, bất cứ ai mà trong trái tim đang rung lên nhịp đập thổn thức của tình yêu thì đó đều là những "người trẻ", khát vọng được yêu, được thấu hiểu có lẽ là không của riêng ai mà là của tất cả chúng ta. 
  • Cũng như sóng khát vọng tình yêu mãi mãi là một khao khát cháy bỏng, bồi hồi trong trái tim con người, sóng vĩnh hằng giữa vũ trụ, giữa vô thủy vô chung của thời gian và khát vọng tình yêu là giá trị bất diệt trong trái tim con người . Từ những chiêm nghiệm của bản thân, Xuân Quỳnh đã khẳng định một chân lý : khát vọng tình yêu là vĩnh viễn.
  • Giọng thơ chân thành tha thiết thể hiện một tình yêu đam mê và mãnh liệt gợi cho ta đến những câu thơ của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu :
                                Anh xin làm sóng biếc
                                Hôn bãi cát vàng em 
                                Hôn khẽ thật êm 
                                Hôn êm đềm mãi mãi 
                                Đã hôn rồi hôn lại 
                                Cho đến mãi muôn đời 
                                Để tan cả đất trời 
                                Anh mới thôi dào dạt.
Ý 3: hình tượng sóng với nguồn gốc bí ẩn  như tình yêu khơi gợi sự khao khát khám phá của người con gái. dẫu nguồn gốc của cả sóng và tình yêu điều khó cắt nghĩa lý giải ( khổ 3,4) 
  • Người con gái Xuân Quỳnh đứng trước muôn trùng biển lớn, mang trong mình câu hỏi đau đáu về nguồn gốc của sóng :  
                           Trước muôn trùng sóng bể 
                           Em nghĩ về anh em 
                           Em nghĩ về biển lớn 
                           Từ nơi nào sóng lên?
  • Giọng thơ chuyển sang giọng điệu suy tư, sâu lắng kết hợp với điệp ngữ "em nghĩ về " thể hiện những băn khoăn suy tư, trăn trở về câu hỏi cội nguồn của sóng cũng như cội nguồn của tình yêu đồng thời cũng chính là nhu cầu tự nhận thức của trái tim người con gái đang yêu.
  • Em tự trách mình ra khỏi xót xa mình vào lòng xong để nhận thức rõ hơn về sự huyền diệu của tình yêu thật khó có thể tách bạch được đâu là nhìn chảy mạnh mẽ của sóng đâu là nhịp đập rạo rực của trái tim khao khát yêu đương bơi còn lễ xong là tình yêu và tình yêu đã hòa vào xong tự lúc nào.
  • Dẫn chứng : khao khats lý giải cuội nguồn của tình yêu không phải là nhu cầu riêng ai nhà thơ Hàn mặc tử cũng thế :                                          Xin hãy làm thinh chớ nói nhiều                                                    Để ngay dưới đáy nước hồ reo                                                        Để nghe tơ liễu run trong gió                                                          Và để nghe trời giải nghĩa yêu.
  • Những câu hỏi cứ liên tiếp dồn dập trong tâm trí người con gái ấy. Dường như chính nhà thơ cũng bất lực trong cuộc hành trình kiếm tìm câu trả lời cuối cùng :
                             Sóng bắt đầu từ gió 
                             Gió bắt đầu từ đâu 
                             ...
                             Từ nơi nào sóng lên
  • tình yêu là một trạng thái tâm lý khác thường đầy bí ẩn và huyền diệu. Nó có những lý lẽ riêng của con tim mà lý trí thông thường đôi khi cũng không thể hiểu được. Tình yêu cũng như gió trời, sóng biển, cũng tự nhiên hồn nhiên, bất ngờ và khó hiểu như thiên nhiên.
  • Bởi thế Xuân Quỳnh chỉ còn biết đưa ra lời tự thú chân thành về tình yêu
                         Em cũng không biết nữa 
                         Khi nào ta yêu nhau
  • Câu thơ như một cái lắc đầu nhẹ đầy duyên dáng đáng yêu của người con gái trước sự bí ẩn kỳ diệu của tình yêu.
Ý 4 : hình tượng sống được Xuân Quỳnh khéo léo Sử dụng để bày tỏ nỗi nhớ mãnh liệt của Người con gái .
                         Con sóng dưới lòng sâu 
                         Con sóng trên mặt nước 
                         Ôi con sóng nhớ bờ 
                         Ngày đêm không ngủ được 
  • nỗi nhớ là trạng thái đặc trưng của tình yêu đôi lứa nó là biểu hiện đầy đủ và sâu sắc nhất của tình yêu :                                                                           Sương lương theo trăng chừng lưng trời                                         Tương tư nâng lòng lên chơi vơi                                                                             - Xuân Diệu -
  • Nỗi nhớ bao trùm cả mọi miền không gian, từ "dưới lòng sâu" đến "trên mặt nước", nỗi nhớ bao phủ, lan tỏa trong không gian rộng lớn, xâm chiếm cả dòng chảy thời gian bất tận , nó trải dài từ "ngày" sang "đêm", từ đại dương mênh mông rộng lớn đến chốn thăm thẳm nhất của trái tim con người . Điệp từ "sóng" được sử dụng xuyên suốt ba câu thơ gợi ấn tượng về những đợt sóng cuồn cuộn dạt dào , gối lên nhau hối hả vươn tới bờ  như nỗi nhớ cồn cào mãnh liệt,  dâng trào, không nguôi, không dứt của người con gái hướng đến chàng trai của mình.
  • Với biện pháp nhân hóa "ôi con sóng nhớ bờ" ,  Xuân Quỳnh như thổi hồn cho những con sóng , gửi gắm nỗi nhớ của mình vào sóng hay cũng chính là lòng em luôn tha thiết nhớ đến anh.
  • Phải chăng những rung cảm của một trái tim yêu đã khiến lời thơ phải dài thêm ra để diễn tả cho thỏa cái ngút ngàn của nỗi nhớ :
                                Lòng em nhớ đến anh 
                               Cả trong mơ còn thức
       Nếu như ở ba câu đầu người con gái vẫn còn tế nhị, gửi gắm nỗi nhớ của mình qua những con sóng thì đến đây nỗi nhớ đã được giaix bày một cách chân thành, trực tiếp, đầy ám ảnh
  • Mỗi con người đều sống với hai trạng thái mơ và thức nhưng chính cái nỗi nhớ cồn cào da diết của người con gái đang yêu đã xóa nhòa khoảng cách ấy . Nỗi nhớ chấp cánh cho tâm hồn vượt qua mọi trạng thái, xâm chiếm hoàn toàn khối óc và trái tim . Nó đi từ miền ý thức đến miền vô thức . Nỗi nhớ đã trở thành nhịp sống tình yêu trọn vẹn trong tâm hồn người phụ nữ
  • Có thể thấy nhân vật trữ tình của bài thơ vừa xoa mình vào xong vừa tự tách ra để cảm nhận cho thỏa hết những cung bậc tình cảm cảm xúc của tình yêu . Thơ Xuân Quỳnh có lẽ luôn mang một nỗi nhớ cồn cào khắc khoải như vậy:
                             Những ngày không gặp nhau 
                             Biển bạc đầu thương nhớ 
                             Những ngày không gặp nhau 
                             Lòng thuyền đau rạn vỡ
  • Chính nỗi nhớ đau đáu, khắc khoải ấy là minh chứng cho một trái tim yêu luôn thuỷ chung, son sắt - biểu tượng cho vẻ đẹp nữ tính truyền thống muôn đời của người phụ nữ Việt Nam:
                           Dẫu xuôi về phương Bắc 
                           Dẫu ngược về phương Nam 
                           Nơi nào em cũng nghĩ 
                           Hướng về anh một phương
  • Nhà thơ sử dụng biện pháp đối lập tương phản kết hợp với các cặp từ trái nghĩa "xuôi" - "ngược", các từ chỉ phương hướng đối nghịch Bắc - Nam nhằm làm nổi bật khoảng cách địa lí giữa hai con người . Từ đó khẳng định tình yêu có thể vượt lên mọi cách trở. Đặt trong hoàn cảnh ra đời bài thơ khi khắp nơi trên đất nước này đang diễn ra những cuộc chia ly màu đỏ, những sân trường. góc phố có bao nhiêu chàng trai cô gái ở tuổi hai mươi phải nói lời biệt ly để vào nơi tuyến lửa thì tình yêu lúc bây giờ phải trải qua sự thử thách ghê gớm hơn bao giờ hết Nhưng với tình yêu luôn nồng cháy trong trái tim mình người con gái đã mạnh mẽ khẳng định:
                              Nơi nào em cũng nghĩ 
                              Hướng về anh - một phương
  • Tác giả sử dụng dấu gạch ngang giữa dòng để tạo sự nhấn mạnh một tình yêu thủy chung dù đi đâu về đâu trái tim em vẫn luôn hướng về anh. Xuân Quỳnh đã khéo léo khẳng định sự bất biến giữa muôn cái vạn biến...
  • Tuy nhiên những từ "xuôi" - "ngược" đâu đó ẩn sâu bên trong vẫn gợi cho người đọc những dự cảm về  con đường còn nhiều trắc trở của tình yêu dự cảm của một trái tim người phụ nữ đa đoan, đa cảm lo âu khắc khoải vì hạnh phúc đời thường.
Ý 4: hình tượng sóng vừa là biểu hiện của những trăn trở và dự cảm lo âu vừa thể hiện niềm tin vào tình yêu và cuộc đời.

                          Ở ngoài kia đại dương 
                          Trăm ngàn con sóng đó 
                          Con nào chẳng tới bờ 
                          Dù muôn vời cách trở

+ Những trăn trở và dự cảm lo âu
  •  Hình ảnh ẩn dụ những con sóng luôn khao khát tìm về với bờ cát trắng dẫu cho muôn vàn cách trở, gian nan, thử thách đã gợi lên cho người đọc suy ngẫm về hành trình đến với tình yêu, hạnh phúc là không hề dễ dàng:
                      Có bao giờ sông chạy thẳng đâu e 
                      Sông lượn khúc lượn dòng rồi đến biển                                                                            ( Vũ Quần Phương)
Sóng vượt qua mọi trở ngại để đến với bờ như em bước qua mọi khó khăn thử thách để cập đến hạnh phúc . Bắt đầu từ một quy luật của tự nhiên để nói đến một quy luật của tình yêu : tình yêu dẫu gắn liền với biết bao phong ba bão táp nhưng đích đến nơi phía cuối chân trời vẫn luôn là hai chữ hạnh phúc. Những lo lắng rất nữ tính ấy tin khắc khoải thật nhiều trong Thơ Xa:
                                  Em lo âu trước xe tắp đường tình                                                           Trái tim đập những điều không thể nói 
                                  Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn 
                                  Hôm nay yêu mai có thể ra rồi
  • Ta còn thấy nổi bật lên là sự nhạy cảm trước sự chảy trôi của thời gian của người con gái , đó là những dự cảm về sự ngắn ngủi, nhỏ bé của đời người trong tương quan với sự rộng lớn, vô hạn của vũ trụ. Tuy lúc này với Xuân Quỳnh thời gian ,tuổi trẻ còn ở cả phía trước nhưng bà đã có những suy tư hết sức đáng suy nghẫm :

                                 Cuộc đời tuy dài thế 
                                 Năm tháng vẫn đi qua 
                                 Như biển kia dẫu rộng 
                                 Mây vẫn bay về xa
  • Ta thấy ẩn hiện đằng sau những câu thơ về sự vĩnh hằng, vĩnh cửu của thiên nhiên người đọc vẫn nhận ra những trăn trở của nhà thơ về sự mong manh, sương khói của tình yêu giữa không gian thời gian vô tận,  bất biến. Quy luật nghiệt ngã ấy của cuộc đời con người đã hơn một lần được cảm nhận:
                      Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật 
                      Không cho dài thời trẻ của nhân gian 
                       ...
                      Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi 
                      Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời 
                                                 ( Vội vàng - Xuân Diệu )
+ niềm tin mãnh liệt
  • Vẫn là hình ảnh ẩn dụ sóng dù phải vượt qua bao cách trở nhưng là quy luật,  sóng sẽ luôn cập bờ, từ đó ta thấy ánh lên niềm tin của người con gái về một hạnh phúc không xa mặc cho muôn vàn trắc trở gian nan giữa dòng đời tấp nập và thế gian vội vã. Nhà thơ khẳng định mọi thử thách sẽ được vượt qua, khoảng cách không gian sẽ được xóa bỏ nhờ vào sức mạnh đầy huyền diệu của tình yêu
  • Mặc dầu ám ảnh hai khổ thơ là những dự cảm về tình yêu giữa cái vô cùng vô tận của thiên nhiên , đất trời nhưng ta lại không thấy một chút tiêu cực hay bi lụy nào mà hơn thế dường như chính điều đó đã trở thành khởi nguồn cho những khát vọng trong tâm hồn Xuân Quỳnh , khát vọng tình yêu mãnh liệt nhưng lại được biểu thị một cách vô cùng giản dị .chị đã chọn cho mình một lối ứng xử thật đẹp ,không những không chán nản ,tuyệt vọng mà trái lại cái khát khao yêu và được yêu lại càng cháy bỏng mãnh liệt hơn bao giờ hết.
                               Làm sao được tan ra 
                               Thành trăm con sông nhỏ 
                               Giữa biển lớn tình yêu 
                               Để ngàn năm còn vỗ

Ý 5: hình ảnh sóng được hoá thân biểu hiện cho một khát vọng hiến dâng đầy lớn lao , bất diệt của người con gái.
  • Nhà thơ khao khát được tan thành trăm con sóng nhỏ để hòa tan vào giữa biển lớn tình yêu . Đó là khát vọng tận hiến, sống hết mình, sống tận độ  . Đó là khát vọng được bắt đầu từ thái độ sống thái độ yêu gắn với sự dâng hiến - vẻ đẹp thánh thiện của người phụ nữ trong tình yêu:
                             Chỉ riêng điều được sống cùng nhau 
                             Niềm sung sướng với em là lớn nhất                                                    Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực                                                        Giây phút nào tim chẳng đập vì anh
                                                       ( Tự hát - Xuân Quỳnh ) 
  • Người đọc còn thấy rõ cái khát vọng được trường tồn cùng tình yêu bất diệt , được vĩnh cửu hóa tình yêu. Từ "tan" kết hợp với câu hỏi tu từ "làm sao được tan ra" đã thể hiện rõ cái khát vọng ấy.
3.KB
Hình tượng sóng đã được Xuân Quỳnh vẫn dụng triệt để để truyền tải đến người đọc những thông điệp vô cùng ý nghĩa trong tình yêu. Sóng là ẩn dụ cho những khát vọng , những cung bậc cảm xúc , những triết lý về tình yêu và cuộc đời. Sóng là em , tâm hồn em hoà quyện cùng sóng tạo nên Nhịp đập đầy thôn thức ,xao xuyến của trái tim đại dương hay cũng chính là trái tim em. Xuân Quỳnh vẫn đang mải miết đi tìm lời giải cho ẩn số tình yêu trong cuộc hành trình tìm kiếm không mệt mỏi. Sống là được yêu , là để yêu và yêu là sống hết mình với cuộc đời vốn tràn đầy yêu thương này. 




15/8/17

Phân tích bức tranh thiên nhiên bốn mùa Việt Bắc

                Bao trùm cả đoạn thơ nổi bật lên là niềm tự hào cùng với cảm xúc say đắm, ngất ngây của tác giả trước vẻ đẹp hòa quyện nên thơ giữa thiên nhiên và con người Việt Bắc. Khổ thơ mở ra với câu hỏi tu từ quen thuộc tao ra kết cấu hô ứng, đồng vọng, vang ngân giữa "mình" với "ta". Nỗi nhớ của kẻ ra đi hướng đến người ở lại dường như mãnh liệt không kém, qua cách ngắt nhịp 2/2 đầy sáng tạo kết hợp với điệp từ "ta" người đọc dễ dàng cảm nhận nỗi nhớ niềm thương được gửi gắm cứ đầy vơi, bồi trào qua từng câu chữ
Ta về, mình có nhớ ta...
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở tráng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Bài Làm:
                Nhận xét vè Tố Hữu, Xuân Diệu viết: "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình". Là nhà thơ trữ tình chính trị, hát ca về lẽ sông lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của dân tộc, các mốc sự kiện lớn lao của dân tộc bao giờ cùng để lại dấu ấn sâu đậm trong cảm hứng thi ca của ông. Bài thơ Việt Bắc do đó trở thành thi phẩm xuất sắc nhất nền văn học chống Pháp. Bài thơ vừa là bản tổng kết 15 năm kháng chiến gian khổ mà hào hùng của dân tộc Việt Nam vừa là khúc hát ân tình, chung thủy réo rắt, đằm thắm. Đặc biệt, đoạn thơ từ câu "Ta về, mình có nhớ ta." đến câu "Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung." đã làm nên sức ngân vang sâu thẳm cho bài thơ.
Bao trùm cả đoạn thơ nổi bật lên là niềm tự hào cùng với cảm xúc say đắm, ngất ngây của tác giả trước vẻ đẹp hòa quyện nên thơ giữa thiên nhiên và con người Việt Bắc. Khổ thơ mở ra với câu hỏi tu từ quen thuộc tao ra kết cấu hô ứng, đồng vọng, vang ngân giữa "mình" với "ta". Nỗi nhớ của kẻ ra đi hướng đến người ở lại dường như mãnh liệt không kém, qua cách ngắt nhịp 2/2 đầy sáng tạo kết hợp với điệp từ "ta" người đọc dễ dàng cảm nhận nỗi nhớ niềm thương được gửi gắm cứ đầy vơi, bồi trào qua từng câu chữ. Nhớ mà lại nhớ "hoa cùng người", từ "hoa" ở đây vừa mang ý nghĩa tả thực lột tả bức tranh thiên nhiên mĩ lệ, thơ mộng của núi rừng Việt Bắc vừa gợi lên những nét đẹp tinh túy, đẹp đẽ nhất của cả thiên nhiên và con người.  Con người hòa quyện cùng thiên nhiên trở thành điểm sáng trong nỗi nhớ của cán bộ chiến sĩ, những con người giờ đây phải nói lời ly biệt.
           Tố Hữu mở đầu bộ tranh tứ bình tuyệt đẹp ấy với bức tranh ngày đông "ấm áp".
                                Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
                       Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
               Mùa đông hiện lên với màu xanh chủ đạo gợi lên cái vẻ trầm mặc, u tịch vón có của rừng già. Thế nhưng giữa nền xanh đầy lạnh lẽo ấy lại điểm xuyết màu dỏ ấm nóng, rực rỡ của những bông hoa chuối bừng lên màu lửa như thắp sáng và sưởi ấm cả khu rừng bạt ngàn sắc xanh tạo nên đường nét màu sắc vừa đối lập vừa hài hòa, vừa cổ điển vừa hiện đại.. Cùng với đó là những tia nắng yếu ớt, nhẹ nhàng từ trên cao hắt xuống phản chiếu lên con "dao gài thắt lưng" của người đi rừng. Cái nắng hiếm hoi của mùa đông đã tô điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm tươi tắn. Mùa đông mà lại mang vẻ dẹp ấm áp lại kì. Phải chăng thi sĩ đang muốn ngụ ý điều gì? Ta biết rằng vào mùa đông năm 1946 là lúc Bác Hồ "Ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến " khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, làm sục sôi khí thế đấu tranh của toàn dân tộc. Cách Tố Hữu vẽ lên thiên nhiên mùa đông phần nào gợi ta liên tưởng đến những sự kiện trọng đại của dân tộc cùng với đó là niềm tin sắt son của ông về chiến thắng không xa của cuộc kháng chiến chống bọn xâm lược tàn bạo.
                Việt Bắc vào xuân bát ngát sắc trắng của hoa mơ rừng:
                                           Ngày xuân mơ nở tráng rừng
                                   Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Hoa mơ _ hình ảnh  rát đỗi quen thuộc, tiêu biểu của núi rừng Việt Bắc gợi lên không gian xuân rất đặc trưng, không thể hòa lẫn nơi đây. Đọc câu thơ, ta vừa như hòa cùng cảm giác trầm trồ, thích thú của tác giả khi đứng trước cảnh sắc tuyệt vời này vừa như cảm nhận được sắc trắng tinh khôi, trong trẻo, dịu mát, trải dài đến vô tận của hoa mơ Việt Bắc. Đối với Tố Hữu, hình ảnh hoa mơ dường như đã để lại trong ông ấn tượng sâu đậm và in dấu trong nhiều những bài thơ như:
Ôi sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về...im lặng, con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ
                                                              ( Theo chân Bác - Tố Hữu)             
Chỉ với một câu thơ mà đã phác họa được cảnh đẹp vừa lãng mạn, nên thơ lại rất đỗi đặc trưng của núi rừng Việt Bắc. Mùa xuân như đang khoác trên mình tám áo tinh khôi, tươi mới, đầy trẻ trung, hội tụ đủ đầy sức xuân và sắc xuân. Ngòi bút Tố Hữu không thiên về đặc tả cụ thể, chi tiết mà chỉ ghi lại hình ảnh tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất, ám ảnh nhất. Nhờ thế, chỉ qua một hình ảnh mà đã có thể gợi lên bức tranh xuân đậm đà bản sắc riêng của miền đất quê hương Tây Bắc. 

                                          Ve kêu rừng phách đổ vàng
                                   Nhớ cô em gái hái măng một mình.
             Mùa hè ở đây được gợi lên bởi những tín hiệu và hình ảnh rất đặc trưng, " rừng phách đổ vàng" là nét riêng của miền quê Việt Bắc khi vào hạ. Phách là loại cây mọc nhiều ở Việt Bắc và thường trổ hoa vàng rực rỡ vào đầu màu hè kết hợp với tiếng ve kêu râm ran, vang ngân khắp núi rừng tạo nên không khí vô cùng rộn rã, sôi động, tươi vui, đầy sức sống.Ở đây tác giả sử dụng bút pháp lấy âm thanh để gợi hình ảnh gợi ta liên tưởng đến những câu thơ  của Nguyễn Du:

                                 Dưới trăng quyên đã gọi hè
                         Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.

Dường như chỉ cần một tiếng ve ngân lên thôi là cả khu rừng liền ngập trong màu vàng sóng sánh loang lổ cả một vùng tạo nên bức tranh ngày hè rực rỡ khôn cùng. Đặc biệt, với việc sử dụng sáng tạo từ "đổ", Tố Hữu đã diễn tả sự vận động, chuyển đổi màu sắc rất tinh tế, vừa gợi hình vừa gợi cảm. Có thể khẳng định rằng, Tố Hữu không chỉ có biệt tài trong việc miêu tả vẻ dẹp riêng cảu từng mùa mà còn có tài trong việc miêu tả sự vận động đổi thay của thời gian và cảnh vật.
Kết lại cho bức tranh tứ bình tuyệt đẹp này chính là mùa thu "hòa bình"
                                   Rừng thu trăng rọi hòa bình
                            Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
              Mùa thu Việt Bắc hiện lên với ánh trăng soi rọi sắc màu hòa bình, thơ mộng sau chín năm trường kì kháng chiến. Câu thơ như xui khiến ta nhớ đến những câu thơ cũng viết về đêm rừng Việt Bắc của Hồ Chí Minh:  

                               Tiếng suối trong như tiếng hát xa
                               Trăng lông cổ thụ bóng lồng hoa.

Ánh trăng. không chỉ là biểu tượng cho vẻ đẹp trong sáng, lộng lẫy của thiên nhiên nơi dây mà nó còn mang theo khát vọng hòa bình của con người Việt Nam. 
Tố Hữu quả thật một nhà thơ đầy tài năng khi vẽ nên bức tranh tứ bình tuyệt đẹp với vẻ đẹp bốn mùa mang đậm dấu ấn Việt Bắc không thể trộn lẫn với bất cứ vùng miền nào trên khắp đất nước. Đó là bức tranh đa sắc, đa chiều được miêu tả trong thế động. Xưa nay núi rùng thường gợi cảm giác hoang vu, tĩnh tại nhưng trong thơ Tố Hữu, tất cả đều tràn đầy sức sống và sinh lực.

Đoạn thơ sử dụng bút pháp tả cảnh thiên nhiên thiên về chấm phá, gợi nhiều hơn tả, ghi lại linh hồn của tạo vật hơn là đặc tả cụ thể hình xác. Qua khổ thơ, ta cảm nhận tấm lòng sâu nặng nghĩa tình của tác giả dối với mảnh đất " Thủ đô gió ngàn" này. Bởi phải yêu, phải nhớ, phải gắn bó thắm thiết bao nhiêu thì con người ấy mới có thê vẽ nên bức tranh chân thực, sống động đến vậy. Mặt khác, đoạn thơ đã thể hiện sâu sắc cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Tố Hữu, qua lăng kính của một hồn thơ đầy tinh tế, lãng mạn. giàu rung cảm, tất cả bỗng trở nên lung linh, đẹp đẽ hơn bao giờ hết.